Bài 36 : Kế toán thuế xuất nhập khẩu

  1. Khái niệm :

  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩuqua biên giới Việt Nam kế cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

  2. Chứng từ hạch toán :

  Lập và kiểm tra bộ chứng từ là một công việc rất quan trọng đối với các nhà kinh doanh nhập khẩu. Nhà nhập khẩu nếu biết cách kiểm tra bộ chứng từ thì sẽ giảm thiểu được rủi ro trong khâu thanh toán. Bộ chứng từ tuỳ theo từng trường hợp có thể bao gồm những loại sau :

  - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
  - Vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L) hoặc đường hàng không (Bill of air - B/A).
  - Chứng từ bảo hiểm, có thể là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).
  - Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)
  - Giấy chứng nhận số lượng/trong lượng (Certificate of Original)
  - Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm.
  - Phiếu đóng gói (Parking list).
  - Một số các chứng từ cần thiết khác như hối phiếu , tờ khai hải quan, biên lai thuế và phí các loại,...
  - Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có.
  - Phiếu nhập, phiếu xuất.
  - Các chứng từ khác có liên quan,....

  3. Tài khoản sử dụng : 

  Tài khoản 3333 "Thuế xuất nhập khẩu"



  4. Nguyên tắc hạch toán :

  Doanh nghiệp kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp trên cơ sở các thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế phải nộp cho Nhà nước theo luật định là nghĩa vụ của doanh nghiệp.

  Thực hiện việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế cho Nhà nước. Mọi thắc mắc, khiếu nại (Nếu có) về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo quy định hiện hành. Không được viện bất cứ lý do nào để trì hoãn việc nộp thuế cho Nhà nước.

  Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi số thuế xuất nhập khẩu phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp. Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

  5. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu :

  Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (Tổng giá thanh toán), kế toán ghi :

  01  Nợ  111  Tiền mặt
        Nợ  112  Tiền gửi ngân hàng
        Nợ  131  Phải thu của khách hàng
                Có  511  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  Khi xác định số thuế xuất nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi :

  02  Nợ  511  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
               Có  333  Thuế xuất, nhập khẩu (3333 - Chi tiết thuế xuất khẩu)

  Khi nộp thuế xuất khẩu vào NSNN, kế toán ghi :

  03  Nợ  333  Thuế xuất, nhập khẩu (3333 - Chi tiết thuế xuất khẩu)
               Có  111  Nộp thuế xuất khẩu bằng tiền mặt
               Có  112  Nộp thuế xuất khẩu bằng tiền gửi ngân hàng

  Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhâp khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), kế toán ghi :

  04  Nợ  152  Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế nhập khẩu)
        Nợ  153  Công cụ, dụng cụ
        Nợ  211  Nguyên giá TSCĐ hữu hình
        Nợ  611  Mua hàng
               Có  333  Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập                                                                                                                                                          khẩu)
               Có  111  Tiền mặt
               Có  112  Tiền gửi ngân hàng
               Có  331  Phải trả cho người bán

   Khi nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước, kế toán ghi :

  05  Nợ  333  Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
               Có  111  Nộp thuế nhập khẩu bằng tiền mặt
               Có  112  Nộp thuế nhập khẩu bằng tiền gửi ngân hàng


Leave a Reply