Các bạn học kế toán đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn từng là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc part-time dành cho những người còn đang đi học. Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.
- Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng.
Vừa mới ra trường việc phải kiếm được một công việc phù hợp với ngành mình học sẽ làm cho bạn có tâm trạng áp lực vì đây không còn là công việc làm thêm nữa mà bạn đã mang suy nghĩ đó là một công lâu dài định hướng tương lai. Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.
- Kinh nghiệm sinh việc là gì ?
- Xin việc kế toán
- Câu chuyện xin việc
Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em
và nhanh chóng mời em ra về.
Người cuối cùng chúng tôi gặp là người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy " Em có biết là em có số điểm thấp nhất không?". Cô ấy trả lời "Em cũng không biết điều đó". Chúng tôi lại hỏi "Em có biết em bị mất điểm phần nào không?" Cô ấy nói: "Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm". Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi ứng tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. bản thân trong công ty chúng tôi thì về phần tài sản cố định đúng là công việc dàn cho kế toán trưởng. càng nói chuyện, em tỏ ra là người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, rõ ràng, kiên trì và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi hỏi em nếu chúng tôi mời em với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là không vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động". Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi
người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải
có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng
cấp cao là có thể được lựa chọn.
- Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:
- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản
cảm)
-Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc
- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất
mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)
- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không
- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự
nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào
thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).
Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh
nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình.
Leave a Reply