Các khoản nợ phải thu là một dạng tài sản lưu động cuả doanh nghiệp, và có vị trí quan trọng về khả năng thanh toán cua doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi kế toán cần phải hạch toán chính xác kịp thời cho từng đối tượng từng hợp đồng,...
1. Các khoản phải thu
Nhóm các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán. Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ day dưa. Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ, có thể yêu cầu đối tượng xác nhận số nợ phải thu bằng văn bản.
Trường hợp hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ như biên bản đối chiie6u1 công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xoá nợ,....
Các khoản nợ phải thu phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và hạn tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, các khoản nợ phải thu được phân thành ngắn hạn ( trong vòng 12 tháng ) dài hạn ( sau 12 tháng ). Ngược lại, nếu chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, các khoản nợ phải thu được phân thành ngắn hạn ( trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường ) và dài hạn ( trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường ).
3. Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu
Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần, do đó, trong nhóm tài khoản này phải thiết lập các tài khoản " Dự phòng phải thu khó đòi " để tính trước khoản lỗ dự kiến về khoản phải thu khó đòi có thể không đòi được trong tương lai nhầm phản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu.
Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng phải thu kho đòi về các khoản nợ phải thu này.
Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ với từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có ( trong trường hợp nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu ). Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên hai chỉ tiêu bên " tài sản " và bên " nguồn vốn" của Bảng cân đối kế toán.
Leave a Reply